Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Một số loại thực phẩm nên dùng sau khi nhổ răng.



Khi bị đau răng, viêm nướu hoặc trong những ngày đang điều trị niềngrăng thì chế độ dinh dưỡng hằng ngày ảnh hưởng một phần không nhỏ trong quá trình điều trị.

Ăn khoai lang, đu đủ, cà rốt… để cung cấp vitamin A, cần thiết cho sự phục hồi của răng, nướu và vết thương. Những bữa đầu sau khi nhổ răng bạn nên ăn cháo với nấm đông cô bởi hoạt chất trong nấm này giúp ức chế sự viêm tấy sau khi làm răng và cũng để hàm răng đỡ phải làm việc và dễ tiêu hóa.

Uống nước ép dâu tây bởi dâu có hoạt chất trợ lực cho thuốc giảm đau có tác dụng tương tự thuốc aspirin. Ăn sữa chua giúp tăng tác dụng của kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhờ có acidobacillus trong sữa.

Nếu bạn phải nhổ răng thì trước khi nhổ nên uống vài cốc sữa đậu nành trong ngày để ngăn chảy máu, giúp máu chóng đông và chất đạm lecithin trong đậu nành giúp vết thương mau khỏi. Súp, khoai tây nghiền, trứng, bột yến mạch các thực phẩm mềm tương tự đều chấp nhận được. Những đồ uống lỏng như sinh tố, nước ép trái cây, nước ép rau, thức uống chứa protein cũng là lựa chọn tốt.

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Tiêu chí lựa chọn bác sỹ để thực hiện niềng răng

Bệnh nhân thưc tế

Tìm hiểu về những bệnh nhân thực tế đã được bác sỹ điều trị niềng răng mang lại cho bạn nhiều giá trị hữu ích. Từng trường hợp trước vào sau khi điều trị chỉnh nha là những bằng chứng xác thực nhất mà bạn có thể yên tâm gửi gắm niềm tin vào bác sỹ đang tìm hiểu.
Tốt hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với những bệnh nhân này để tìm hiểu trực tiếp, tham khảo thông tin và tình hình không chỉ của bệnh nhân mà còn về bác sỹ điều trị. Họ chính là những nhân chứng sống, nói cho bạn biết bác sỹ sẽ điều trị cho bạn thế nào, có tận tâm hay không, chi phí điều trị ra sao, có gì phát sinh không?…

 Bác sỹ có thực hiện đúng quy trình chỉnh nha hay không?


Thông thường với các case chỉnh nha, chính sách thanh toán chi phí sẽ chia thành 2 lần, hoặc bạn có thể thương lượng thành chia thành nhiều lần hơn. Bởi vậy, trong giai đoạn thăm khám tổng quan ban đầu, bạn vẫn có thêm thời gian để theo dõi xem bác sỹ điều trị cho mình có thực sự bài bản, tâm huyết và có trách nghiệm hay không.

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Làm gì khi bị lưỡi trắng

Bệnh lưỡi trắng là vấn đề về răng miệng mà rất nhiều người dể mắc phải, hiện tượng này thường gây cho bạn có mùi hôi miệng khó chịu. Vì vậy sau đây chúng tôi sẽ chia sẽ cho bạn vài cách để tránh  bị lưỡi trắng.
Thường xuyên cạo lưỡi : Việc làm sạch lưỡi khá quan trọng trong vệ sinh răng miệng. Bạn có thể sử dụng một dụng cụ cạo lưỡi nha khoa để loại bỏ các lớp phủ màu trắng của lưỡi. Cần sử dụng nhẹ nhàng, chậm rãi để không làm tổn thương lưỡi của bạn.
Làm sạch lưỡi bằng chanh : Đây là một trong những cách giúp loại bỏ các lớp phủ màu trắng trên lưỡi và giữ lưỡi sạch sẽ. Trộn nước cốt chanh với một ít baking soda và chà lên trên lưỡi trước khi đánh răng. Sau đó, súc miệng bằng nước. 
Ăn sữa chua : Nấm Candida là một trong những nguyên nhân của lưỡi trắng. Sữa chua là một loại thực phẩm kháng sinh có thể tiêu diệt các loại nấm và ngăn chặn nấm phát triển trở lại.
Đánh răng đúng cách : Cần sử dụng bàn chải mềm để giữ vệ sinh răng miệng. Ngoài việc làm sạch răng và lưỡi, đánh răng đúng cách còn có thể làm sạch hàm và nướu răng.

Chúc bạn sức khỏe.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Mau khỏi lở miệng bằng cách nào ?

Bệnh lỡ miệng theo các chuyên khoa thì nguyên nhân chủ yếu do sức đề kháng cơ thể bổng dưng yếu sẽ khiến bệnh dể xuất hiện. Vì vậy bạn phải bồi bổ sức khỏe cho cơ thể.

Sau đây là các loại thực phẩm tốt cho răng miệng bạn mà bác sĩ nha khoa khuyên dùng.

Men bromalin

Men bromalin trong quả thơm. Nhờ men này mà hệ thống thực bào của cơ thể trở thành bén nhọn, thuốc kháng viêm đồng thời nâng cao tác dụng.

Sinh tố C Các loại trái cây giàu sinh tố C như cam, quýt, bưởi, chanh, tắc, tốt nhất là ớt chuông (còn gọi là ớt Đà Lạt). Ớt chuông tuy không là trái cây ngon ngọt nhưng lại có lượng sinh tố C cao hơn cả cam, quýt. Thiếu sinh tố C thì vết loét nào cũng khó lành nhưng chú ý là không nhiều sinh tố C làm chi cho uổng, quan trọng ở chỗ cung cấp nhiều lần trong ngày.

Kẽm

Kẽm có trong gan bò, hàu,hạt bí rợ là nguyên tố cần thiết cho hoạt động kháng bệnh của tuyến thượng thận.

Lysin

Lysin trong cá biển, trong thịt gia cầm… là loại chất đạm có tác dụng ức chế tiến trình phát triển của siêu vi.

Hoạt chất kháng ôxy hóa Hoạt chất kháng ôxy hóa trong trà xanh với tác dụng rút ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Ngay cả hình thức dùng ngoài như súc miệng cũng có lợi nhờ chất chát trong trà xanh vừa thanh trùng vòm miệng vừa giảm đau thông qua tác dụng trấn an cảm thụ thần kinh nằm quanh vết loét. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy có thể thu ngắn thời gian phát bệnh Herpes cũng như ngăn chặn nguy cơ tái phát nếu trong thực đơn của người dễ bị bệnh này thường xuyên có sự phối hợp của 3 nguyên tố: kẽm, sinh tố C. Điều này hoàn toàn hợp lý vì cả 3 hoạt chất này đều cần thiết cho sức đề kháng, nghĩa là tác dụng không chỉ trong trường hợp lở môi, lở miệng vì siêu vi Herpes mà là trong tất cả các bệnh bội nhiễm.